7 lưu ý khi chọn bàn thí nghiệm

Thứ Năm, 24/08/2023
Minh

1. Bàn thí nghiệm là gì ?

    Bàn thí nghiệm là một trang thiết bị nội thất cơ bản không thể thiếu trong phòng lab. Thiết bị nội thất này được thiết kế đặc biệt để cung cấp bề mặt làm việc an toàn, ổn định và hiệu quả để thực hiện các thí nghiệm, các thử nghiệm và các nhiệm vụ quan trọng khác.

2. Tại sao cần bàn thí nghiệm chuyên dụng cho phòng lab

    - Chúng cung cấp một không gian làm việc an toàn và có tổ chức cho các chuyên gia tiến hành thí nghiệm, phân tích mẫu và thực hiện các quy trình khác nhau.
    - Trong nghiên cứu và giáo dục, bàn thí nghiệm tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu khoa học và tiến bộ công nghệ. 
    - Trong chăm sóc sức khoẻ, thiết bị giúp thực hiện các xét nghiệm, chuẩn đoán chính xác và phát triển các phương pháp điều trị mới.
    - Trong ngành sản xuất, bàn thí nghiệm hỗ trợ cho việc kiểm soát chất lượng sản phẩm, đảm bảo rằng các sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn cào về an toàn và hiệu quả.

3. Những yếu tố cơ bản của bàn thí nghiệm:

3.1. Mặt bàn

    - Mặt làm việc bằng vật liệu phenolic chuyên dùng cho phòng thí nghiệm màu ghi sáng (hoặc màu đen) dày 12,15,16,18 mm, bề mặt sạch, dễ lau chùi, chịu dung môi, hóa chất, acid, bazo với một số tính năng đã được kiểm chứng.

3.2. Khung bàn

- Khung bàn thường làm bằng inox SUS 304 hoặc thép sơn tĩnh điện chuyên dụng. Hai loại vật liệu này đều mang lại độ bền cao và vững chắc cho bàn thí nghiệm.

3.3. Hộc tủ dưới bàn

    - Tủ dưới bàn có kết cấu vững chắc và độ bền cao. Được thiết kế để thuận tiện cho người sử dụng. Chất liệu tủ làm từ sắt sơn tĩnh điện, gỗ công nghiệp MFC giúp chịu đựng tốt trong môi trường làm việc với hoá chất. 
    - Các loại hộc tủ dưới bàn như: Hộc tủ di động 1 ngăn kéo 1 cánh cửa, hộc tủ cố định, hộc tủ di động có tay kéo và đệm chống trượt,…

3.4. Ổ cắm điện

    - Ổ cắm điện ba chấu có chống giật và được giấy kín đường dây.

3.5. Kệ để hoá chất trên mặt bàn

    - Kệ để hoá chất được sử dụng thép sơn tĩnh điện, định hình kiểu trụ tam giác với kích thước có thể thay đổi theo nhu cầu của khách hàng. Mặt kính cường lực. Có thanh chắn bằng inox để tránh vật dụng, hoá chất rơi khỏi kệ để.

3.6. Bồn rửa chống chịu hoá chất

    - Bồn rửa làm bằng chất liệu nhựa PP/ Inox/ nhựa Epoxy có khả năng chống chịu hoá chất. Kích thước tuỳ chọn theo nhu cầu người sử dụng.

3.7. Vòi rửa chuyên dụng

    - Vòi rửa chuyên dụng 1 hoặc 3 nhánh. Vòi lõi đồng bên ngoài được sơn phủ epoxy. tuổi thọ cao. Được thiết kế để hoạt động áp lực nước 5.5 bar.

3.8. Giá phơi dụng cụ thuỷ tinh

    - Giá phơi dụng cụ thuỷ tinh được làm bằng nhựa PP chuyên dụng. Giá phơi có máng thu nước. Các gá treo có thể tháo rời và dễ dàng di chuyển.

4. Một số loại bàn thí nghiệm phổ biến là:

    - Bàn thí nghiệm cố định: Đây là loại bàn được đặt cố định vĩnh viễn, không thể di chuyển hoặc điều chỉnh. Loại bàn này thường được sử dụng trong các phòng thí nghiệm cần có sự ổn định lâu dài.
    - Bàn thí nghiệm di động: Bàn này có chân bánh xe để dễ dàng di chuyển, có thể phù hợp với nhiều mục đích sử dụng.
    - Bàn thí nghiệm có thể điều chỉnh độ cao: Những bàn thí nghiệm này có thể điều chỉnh độ cao mặt bàn để phù hợp người sử dụng ở nhiều độ cao và nhiều nhiệm vụ khác nhau.
    - Bàn thí nghiệm dạng mô-đun: Bàn thí nghiệm dạng này có thể được cấu hình lại cũng như mở rộng để phù hợp với nhu cầu thay đổ, bố trí lại phòng thí nghiệm.

5. Nguyên vật liệu dùng trong sản xuất bàn thí nghiệm

    - Kim loại: Thép, thép không gỉ có độ bền cao cùng với khả năng chịu hoá chất tốt. Thích hợp cho các ứng dụng nặng với môi trường vô trùng.
    - Gỗ: Thường là gỗ công nghiệp MDF có khả năng chống ẩm. Gỗ thường được dùng để làm hộc tủ dưới bàn hơn là để làm mặt bàn thí nghiệm.
    - Nhựa Phenolic: Phenolic là sự lựa chọn hiệu quả về mặt chi phí và độ bền. Chúng có khả năng chống ẩm, hoá chất và ăn mòn phù hợp với các thiết kế phòng lab khác nhau.

6. Một vài lưu ý khi sử dụng bàn thí nghiệm

    - Cần chú ý đến việc vệ sinh, bảo dưỡng bàn sau khi thực hiện thao tác trên bàn thí nghiệm. Để đảm bảo vệ sinh, cần lau và vệ sinh bàn bằng nước sạch hoặc khử trùng bằng cồn. Ngoài ra, tuyệt đối không đặt thiết bị quá tải trọng lên bàn để không gây tổn hại cho mặt bàn. Nếu để đặt máy thì cần sử dụng loại bàn chuyên dụng có khả năng chịu được tải trọng lớn.

7. Các yếu tố cần xem xét khi chọn bàn thí nghiệm

    - Không gian làm việc: Cần đánh giá được quy mô của phòng thí nghiệm, số lượng nhân viên đang làm việc và tính chất công việc đang thực hiện.
    - Tính công thái học: Bàn thí nghiệm cần phù hợp, có khả năng thích nghi và giảm căng thẳng cho người sử dụng bằng việc lựa chọn chiều cao thích hợp.
    - Nhu cầu lưu trữ: Cần xem xét dung lượng lưu trữ cho các công cụ cần thiết, thiết bị và nguyên vật liệu. Cần trao đổi với nhà sản xuất để đưa ra các giải pháp lưu trữ thích hợp cho bàn thí nghiệm.
    - Độ bền, khả năng chống chịu: Cần chọn bàn thí nghiệm làm từ những vật liệu chuyên dụng chịu hoá chất, nhiệt độ cao, chống thấm để không gây ẩm mốc
    - Nguồn vốn: Cần xác định được khả năng ngân sách có thể bỏ ra cho bàn thí nghiệm. Từ đó có thể cân đối giữa chất lượng và chi phí.
 

    Công Ty TNHH Thương Mại Khoa Học Kỹ Thuật Lâm Việt đã có 20 năm tư vấn, thiết kế và sản xuất bàn thí nghiệm cung cấp cho Quý Khách hàng trong và ngoài nước. Chúng tôi sẽ đem đến sự hài lòng cho Quý Khách hàng.
    Link tham khảo sản phẩm:  Bàn thí nghiệm (labfurniture.com.vn)
    Hoặc liên hệ: 0963.222.943 để được tư vấn chi tiết.

Tin Liên Quan

Gọi ngay cho chúng tôi
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gửi email cho chúng tôi
Xem địa chỉ doanh nghiệp