1. Phân loại tủ an toàn sinh học
a. Theo CDC Trung tâm Phòng chống Dịch bệnh Mỹ (Centers for Disease Control and Prevention)
CDC phân loại các nguy cơ an toàn sinh học (BioSafety Level – BSL) thành 4 mức. Mỗi mức độ có yêu cầu cụ thể các điều kiện ngăn chặn cần được áp dụng bao gồm các thiết bị thao tác an toàn, các bước thực hành trong phòng thí nghiệm cũng như thiết kế an toàn của công trình xây dựng. Bốn nhóm nguy cơ sinh học từ BSL-1 đến BSL-4 như sau:
Nhóm nguy cơ 1 (BSL-1)Không có hoặc nguy cơ lây nhiễm cá thể và cộng đồng thấp. Các vi sinh vật thường không có khả năng gây bệnh cho người hoặc động vật. Ví dụ: vi khuẩn Bacillus subtilis, Naegleria gruberiNhóm nguy cơ 2 (BSL-2)Có nguy cơ lây nhiễm cho cá thể nhưng ít có nguy cơ lây nhiễm cho cộng đồng. Có khả năng gây bệnh cho người hoặc động vật, nhưng không trở thành mối nguy hiểm lớn đối với người thao tác, cộng đồng, vật nuôi. Khả năng lây truyền trong cộng đồng thấp. Có phương pháp dự phòng và điều trị hiệu quả. Ví dụ: vi rút Viêm gan B, cúm A/H1N1, khuẩn tả,…Nhóm nguy cơ 3 (BSL-3)Nguy cơ lây nhiễm cho cá thể cao, nguy cơ lây nhiễm cho cộng đồng thấp: Tác nhân gây bệnh thường gây bệnh nặng cho người và động vật, tuy nhiên trong điều kiện bình thường thì không lây nhiễm từ cá thể này sang cá thể khác. Có biện pháp điều trị và phòng chống hiệu quả. Ví dụ: vi rút cúm A/H5N1, SARS, vi khuẩn than…Nhóm nguy cơ 4 (BSL-4)Nguy cơ lây nhiễm cho cá thể và cộng đồng cao: Tác nhân gây bệnh thường gây bệnh nặng cho người và động vật, đồng thời dễ lây truyền từ cá thể này sang cá thể khác một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Chưa có các biện pháp điều trị và phòng chống hiệu quả. Vi dụ như virus Ebola.
b. Theo tiêu chuẩn NSF /ANSI 49
Tiêu chuẩn NSF /ANSI 49 của Mỹ (The National Sanitation Foundation – NSF) về tủ an toàn sinh học phiên bản mới nhất là “NSF / ANSI 49 – 2008, Biosafety Cabinetry: Design, Construction, Performance, and Field Certification” (NSF / ANSI 49 – 2008, Tủ an toàn sinh học: Thiết kế, xây dựng, hiệu suất và chứng nhận thực địa).
Các thử nghiệm được tiến hành trên các tủ được các nhà sản xuất gửi đến NSF. Các sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn này được chứng nhận bởi NSF. Các thử nghiệm trên tủ được lặp lại cứ 01 năm một lần.
Tủ cũng có thể được yêu cầu phải vượt qua chứng nhận thực địa của một tổ chức độc lập. NSF đã thiết lập các tiêu chuẩn cho các thử nghiệm thực địa, các phương pháp, quy trình và tiêu chí đánh giá để xác định chứng nhận thực địa của tất cả các tủ an toàn sinh học loại II.
Bên cạnh tiêu chuẩn NSF/ANSI 49, tủ an toàn sinh học còn được áp dụng tiêu chuẩn kỹ thuật EN12469: 2000 của Châu Âu và tiêu chuẩn Quốc gia mang tính địa phương ít phổ biến hơn như Nhật bản, Hàn Quốc, Ấn độ, Trung quốc.
Phân loại tủ an toàn sinh học | |||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Loại tủ | Tốc độ Inflow (khí tại cửa làm việc) (fpm) | Tỷ lệ khí xả / Tỷ lệ khí tuần hoàn (%) | Hệ thống thải khí | Tác nhân phóng xạ và hơi độc | Bảo vệ mẫu | Mức an toàn sinh học (BSL) | |||||||
Cấp I | 75 fpm (0.38 m/giây) | 100 / 0 | Trong phòng hoặc ống cứng ra bên ngoài phòng | Lượng nhỏ nếu dùng ống thải ngoài cứng | Không | 1, 2, 3 | |||||||
Cấp II loại A1 | 75 fpm (0.38 m/giây) | 30 / 70 | Thải trong phòng | Không | Có | 1, 2, 3 | |||||||
Cấp II loại A2 | 100 fpm (0.5 m/ giây) | 30 / 70 | Thải trong phòng | Không | Có | 1, 2, 3 | |||||||
Cấp II loại B1 | 100 fpm (0.5 m/ giây) | 70 / 30 | Ống cứng ra bên ngoài phòng | Làm việc lượng nhỏ | Có | 1, 2, 3 | |||||||
Cấp II loại B2 | 100 fpm (0.5 m/ giây) | 100 / 0 | Ống cứng ra bên ngoài phòng | Làm việc lượng nhỏ | Có | 1, 2, 3 | |||||||
Cấp III | Không áp dụng | 0 / 100 | Ống cứng ra bên ngoài phòng | Làm việc lượng nhỏ | Có | 1, 2, 3, 4 |
2. Quy trình thử nghiệm tủ an toàn sinh học?
Để kiểm soát tốt chất lượng tủ an toàn sinh học trong quá trình sử dụng, các chỉ tiêu kỹ thuật thường phải thử nghiệm như sau:
- Vận tốc dòng khí- Lưu lượng gió- Cường độ ánh sáng khả kiến- Cường độ ánh sáng tím (UV)- Độ rung- Độ ồn- Hình thái dòng khí và một số chỉ tiêu màn lọc, bụi,…
Quá trình thử nghiệm tủ an toàn sinh học thực hiện ở 03 bước gồm:
Bước 1: Kiểm tra bên ngoàiBước 2: Kiểm tra kỹ thuậtBước 3: Kiểm tra, thử nghiệm các chỉ tiêu kỹ thuật
Nếu các bước thực hiện đạt yêu cầu thì thử nghiệm viên dán tem và cấp giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật.
Công Ty TNHH Thương Mại Khoa Học Kỹ Thuật Lâm Việt đã có 20 năm tư vấn, thiết kế và sản xuất tủ an toàn sinh học đạt chuẩn các chỉ tiêu kiểm định, thử nghiệm để cung cấp cho Quý Khách hàng trong và ngoài nước. Chúng tôi sẽ đem đến sự hài lòng cho Quý Khách hàng.
Link tham khảo sản phẩm: Tủ an toàn sinh học (labfurniture.com.vn)
Hoặc liên hệ: 0963.222.943 để được tư vấn chi tiết.