6 Loại tủ sấy thường dùng trong phòng thí nghiệm

Thứ Bảy, 23/09/2023
Minh

    Trong phòng thí nghiệm, để kết quả thí nghiệm đạt chuẩn thì các dụng cụ thí nghiệm cũng cần phải được vệ sinh sạch sẽ, được tiệt trùng, diệt khuẩn, sấy khô cẩn thận. Để làm được điều đó cần một thiết bị cơ bản là tủ sấy. Tủ sấy trong phòng thí nghiệm đóng vai trò quan trọng để quyết định một thí nghiệm có thành công hay không.

1. Tủ sấy là gì?

    Tủ sấy phòng thí nghiệm là thiết bị được sử dụng để khử trùng, làm sạch, sấy khô các dụng cụ thí nghiệm phục vụ cho công tác nghiên cứu, thực hành tại phòng thí nghiệm. 

2. Các loại tủ sấy thường dùng trong phòng thí nghiệm

    Dựa vào mục đích sử dụng và kiểu đối lưu không khí mà tủ sấy được chia làm các loại cơ bản sau:

2.1. Tủ sấy đối lưu cưỡng bức

    Đây là loại tủ sấy có nhiều ưu việt hơn so với loại tủ sấy đối lưu tự nhiên, thường được sử dụng trong các phòng thí nghiệm cao cấp. Dải nhiệt độ hoạt động của tủ sấy cưỡng bức giao động khoảng 10- 250 độ C, có khả năng gia nhiệt nhanh

2.2. Tủ sấy đối lưu tự nhiên

    Là loại tủ sấy thông dụng. Thường được sử dụng để sấy các dụng cụ thí nghiệm cơ bản như đĩa petri, pipet, ống nghiệm… Nó cũng tương tự như tủ cấy đối lưu cưỡng bức có dải nhiệt độ từ 10- 250 độ C.

2.3. Tủ sấy tiệt trùng

    Được sử dụng để tiệt trùng dụng cụ bằng hơi nóng có dải nhiệt độ giao động từ 160- 180 độ C liên tục trong thời gian 30- 60 phút.

2.4. Tủ sấy nhiệt độ cao

    Tủ sấy này có dải nhiệt độ khá cao, lên tới 350 độ C. Phù hợp với các ứng dụng đòi hỏi nhiệt độ cao.

2.5. Tủ sấy có lọc

    Là tủ sấy có sử dụng màng lọc HEPA mục đích là loại bỏ các hạt bụi có kích thước nhỏ đảm bảo rằng không khí luôn được sạch khi hoạt động. Tủ thường được ứng dụng trong các lĩnh vực như trong vật liệu bán dẫn, vật liệu điện tử hoặc trong dược phẩm.

2.6. Tủ sấy chân không

    Tủ sấy này được sử dụng để sấy bay hơi nước hoặc dung môi có trong mẫu vật, dụng cụ tại điều kiện chân không. Tủ sấy chân không thường thích hợp cho các mẫu vật nhạy cảm với nhiệt độ và oxy không khí.

3. Cách sử dụng tủ sấy trong phòng thí nghiệm

    Mỗi tủ sấy đều có những cách vận hành và thao tác khác nhau. Nhìn chung chúng được thực hiện một trong các bước cơ bản sau:

Bước 1: Mở tủ, đặt dụng cụ cần sấy vào ngay ngắn, chắc chắn sau đó đóng cửa tủ lại

Bước 2: Bật công tắc nguồn của tủ sấy lên, và điều khiển bảng điều khiển

Bước 3: Cài đặt các thông số mong muốn trên bảng điều khiển, sao cho phù hợp với yêu cầu vật dụng cần sấy

Bước 4: Sau thời gian kết thúc quá trình cài đặt ở bước 3, thì các vật dụng đã được sấy xong

Bước 5: Lấy đồ ra. Lưu ý là để nhiệt độ trong tủ bằng nhiệt độ môi trường xung quanh rồi mới lấy đồ ra, tránh nóng, và xảy ra sự cố khi lấy dụng cụ

4. Các lưu ý khi sử dụng tủ sấy:

    - Khi sử dụng tủ sấy nên gia nhiệt trước khi sử dụng, vì khi tủ trống sẽ gia nhiệt nhanh hơn, giúp tiết kiệm điện năng hơn. Bên cạnh đó, việc gia nhiệt trước sẽ giúp cho việc xác định thời gian sấy chính xác hơn.
    - Khi bố trí vị trí tủ sấy cần chú ý tới vị trí thoát khí của tủ, đảm bảo vị trí thoát khí của tủ sấy thoáng để không khí sau quá trình sấy có thể thoát ra ngoài. Thông thường tủ sấy có vị trí thoát khí phía sau tủ sẽ đặt cách tường một khoảng cách nhất định.
    - Nên sử dụng găng tay khi thực hiện các thao tác mẫu sấy ra ngoài để tránh bị phỏng nhiệt.
 
     Công Ty TNHH Thương Mại Khoa Học Kỹ Thuật Lâm Việt là đơn vị nhập khẩu và phân phối các loại sản phẩm tủ sấy để cung cấp cho Quý Khách hàng trong và ngoài nước. 
    Link tham khảo tủ sấy đối lưu tự nhiên: Tại đây
    Link tham khảo tủ sấy đối lưu cưỡng bức: Tại đây
    Link tham khảo tủ sấy nhiệt độ cao: Tại đây
    Link tham khảo tủ sấy chân không: Tại đây
    Tải catalogue sản phẩm hãng Digisystem: Tại đây
    Tải catalogue sản phẩm hãng SCI Finetech: Tại đây
    Hoặc liên hệ: 0963.222.943 để được tư vấn chi tiết. 

Tin Liên Quan

Gọi ngay cho chúng tôi
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gửi email cho chúng tôi
Xem địa chỉ doanh nghiệp